MBTI có đúng không? Khám phá điểm đặc biệt của bài trắc nghiệm miễn phí

MBTI có đúng không? Tổng quan, mục đích và điều cần lưu ý

MBTI có đúng không? Trên thực tế, trắc nghiệm MBTI không có kết quả đúng sai. Mục đích chính của phương pháp này giúp con người khám phá những điều bí ẩn bên trong con người mình. Có thể kết quả test sẽ đúng với người này nhưng lại không đúng với người kia do khả năng nhận thức và độ trung thực của mỗi người khi làm test khác nhau. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu về bài trắc nghiệm tính cách MBTI thì đừng bỏ qua bài viết sau.  

1. Tổng quan MBTI

Để tìm đáp án trả lời cho câu hỏi MBTI có đúng không, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về bài trắc nghiệm tính cách MBTI.

1.1. MBTI là gì?

MBTI là viết tắt của Myers – Briggs Type Indicator. Đây là bài trắc nghiệm tính cách gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến các tình huống ứng xử cũng như vấn đề xảy ra trong cuộc sống.

Trắc nghiệm MBTI nhấn mạnh vào sự khác biệt tự nhiên của mỗi cá nhân dựa trên câu trả lời của người đó. Từ kết quả đó có thể suy ra đặc điểm tính cách riêng biệt của từng người và phân loại họ vào 1 trong 16 nhóm tính cách.

1.2. Nguồn gốc và phân loại MBTI

Dựa trên lý thuyết MBTI của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ – Carl Gustav Jung, Katherine Brook Briggs và con gái của bà là Isabel Briggs Myers đã phát triển nó thành bài trắc nghiệm tính cách MBTI và được sử dụng rộng rãi.

Ông Carl Jung phân loại con người thành 2 xu hướng tính cách hướng nội (Introvert) và hướng ngoại (Extrovert). Trong đó, người hướng nội bị ảnh hưởng bởi nhận thức từ bên trong, còn người hướng ngoại lại chịu kích thích từ môi trường bên ngoài.

Trên thực tế, mỗi cá nhân đều tồn tại cả 2 yếu tố là hướng nội và hướng ngoại. Tuy nhiên, bên nào chiếm ưu thế thì nó sẽ quyết định đến việc phát triển tính cách, hành vi ứng xử cũng như cách nhìn nhận thế giới của một người.

Chưa dừng lại ở đó, Carl Jung tiếp tục phân chia tính cách con người theo 4 đặc điểm nữa, gồm: Lý trí (Thinking), Tình cảm (Feeling), Giác quan (Sensation), và Trực giác (iNtuition). Như vậy, đến đây đã có 3 tiêu chí để phân loại tính cách con người dựa trên các cặp lưỡng phân, bao gồm:

  • (Introverted/Extroverted) – Hướng nội/Hướng ngoại
  • (Thinking/Feeling) – Lý trí/Tình cảm
  • (Sensation/iNtuition) – Giác quan/Trực giác

Sau này, Katherine Brook Briggs và con gái đã bổ sung thêm 2 đặc điểm nữa là (Judging – Nguyên tắc) và (Perceiving – Linh hoạt). Như vậy, có thêm 1 tiêu chí phân chia tính cách con người nữa là Nguyên tắc và Linh hoạt.

Từ 3 tiêu chí của Carl Jung và 1 tiêu chí mới phát triển thêm, Katherine Brook Briggs và con gái Myers đã đưa ra 16 nhóm tính cách trong MBTI như hiện nay. Mỗi nhóm được viết tắt là 4 chữ cái đầu đại diện cho tiêu chí phân loại.

Khái niệm và nguồn gốc của trắc nghiệm MBTI
Khái niệm và nguồn gốc của trắc nghiệm MBTI

2. Mục đích của việc làm MBTI

Trước khi muốn biết MBTI có đúng không, bạn cũng nên xác định mục đích của việc làm trắc nghiệm MBTI. Thực tế, mục đích của việc làm bài test MBTI là để hiểu hơn về tính cách cũng như sở thích của một con người thông qua cách người đó trả lời bộ câu hỏi có sẵn.

Trắc nghiệm MBTI phổ biến trong các cuộc thi trí tuệ hay tuyển dụng. Từ kết quả ứng viên đưa ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên đó với vị trí mà công ty đang tuyển. Đây là hình thức nâng cao hiểu biết về ứng viên để có thể đưa ra đánh giá chính xác hơn.

Hiện nay, MBTI test ngày càng trở nên phổ biến bởi công cụ này đã chạm được tâm lý chung của mọi người. Chưa kể đến việc kết quả test có chính xác hay không, nhưng đa số mọi người đều có xu hướng muốn khám phá đặc điểm tính cách bên trong của bản thân và người khác.

Bên cạnh đó, phương pháp này trở nên phổ biến còn do tính nhân văn mà nó mang lại. Bài trắc nghiệm không hình thành để phán xét, hạ thấp hay loại bỏ ai mà chỉ đơn giản là để giúp các cá nhân hiểu mình, hiểu người. Từ đó, mọi người có thể kết nối với nhau, tạo nên mối quan hệ gắn kết, ổn định và tích cực.

Để biết được rằng liệu MBTI có đúng không? Hãy cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo.

Làm trắc nghiệm MBTI để hiểu sâu hơn về tính cách của bản thân
Làm trắc nghiệm MBTI để hiểu sâu hơn về tính cách của bản thân

3. MBTI có đúng không?

Mặc dù trắc nghiệm tính cách MBTI hiện nay phổ biến, tuy nhiên nhiều người vẫn đặt ra câu hỏi liệu MBTI có đúng không?

Trên thực tế, Myers – Briggs – nơi xuất bản độc quyền bài trắc nghiệm tính cách MBTI đã công bố độ chính xác của bài trắc nghiệm này là 80 – 90%. Hơn nữa, mức độ tương quan giữa các lần làm lại trắc nghiệm cũng đạt 90%.

Công ty này đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, đánh giá và cải thiện tính chính xác của bài test tính cách MBTI. Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 50% người tham gia test nhận được kết quả hoàn toàn khác chỉ sau 5 tuần. Điều này đã làm giảm mức độ đáng tin cậy của bài trắc nghiệm MBTI.

Mặt khác, kết quả của bài test MBTI có đúng không còn phụ thuộc vào người tham gia. Chẳng hạn, khi làm test, cá nhân đó không tập trung hoặc bị yếu tố bên ngoài chi phối dẫn đến độ chính xác của kết quả sẽ thấp.

Tóm lại, bài trắc nghiệm tính cách MBTI chỉ mang tính chất dự đoán tính cách của một con người thông qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn. Nó không thể dự đoán tương lai hay thành công của một người trong các công việc khác nhau. Vậy nên, người tham gia chỉ nên tham khảo kết quả bài test MBTI chứ không nên đặt niềm tin hoàn toàn vào nó.

Độ chính xác của test MBTI là 90% theo công bố của Myers - Briggs
Độ chính xác của test MBTI là 90% theo công bố của Myers – Briggs

4. Những điều trắc nghiệm MBTI làm được trong môi trường làm việc

MBTI có đúng không? Kết quả trắc nghiệm mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp? Bài đánh giá tính cách MBTI giúp nhà lãnh đạo gia tăng sự đa dạng cho tổ chức, biết được nhân viên cần gì. Đồng thời nó còn giúp các cá nhân làm việc ăn ý nhau hơn, đem lại hiệu quả công việc cao.

4.1. Tăng sự đa dạng nhóm người

Thông qua kết quả bài test tính cách MBTI, lãnh đạo gia tăng sự đa dạng cho tổ chức nhằm đảm bảo mỗi nhóm được tạo thành từ nhiều kiểu người khác nhau. Đây được xem là cách tiếp cận có lợi đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.

Bất kể nhà lãnh đạo nào cũng cần sự đa dạng kiểu người trong tổ chức của mình để mọi người hỗ trợ lẫn nhau trong việc hoàn thành kế hoạch chung. Và đánh giá tính cách thực sự giúp lãnh đạo hoàn thành mục tiêu đó.

4.2. Dự đoán những điều nhân viên cần làm

Kết quả bài trắc nghiệm MBTI giúp nhà quản lý, lãnh đạo hiểu một nhân viên sẽ cần làm gì để người đó hoàn thành vai trò của mình. Chẳng hạn, nhân viên bán hàng cần đạt được doanh số cao hơn, MBTI có thể giúp lãnh đạo trả lời các câu hỏi:

Nhân viên này nên phát triển kỹ năng thấu hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng như thế nào? Người này cần khắc phục gì để có cách giao tiếp với khách hàng thành công hơn? Nhân viên này cần học thêm kỹ năng quản lý tài chính như thế nào? Làm thế nào để khuyến khích nhân viên đổi mới phương thức bán hàng để nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra?…

4.3. Phối hợp ăn ý hơn trong công việc

Khi đã biết được xu hướng tính cách hoặc hành động của người khác, mỗi cá nhân cải thiện kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả hơn. Trắc nghiệm tính cách MBTI giúp mỗi người hiểu hơn về đồng nghiệp của mình, từ đó có cách ứng xử và làm việc phù hợp.

Bên cạnh đó, thông qua kết quả test MBTI, quản lý sẽ có những bước phát triển đội nhóm cụ thể hơn. Điều này góp phần mang lại hiệu quả cao cho tổ chức, doanh nghiệp của mình.

Trắc nghiệm MBTI giúp mọi người phối hợp ăn ý hơn trong công việc
Trắc nghiệm MBTI giúp mọi người phối hợp ăn ý hơn trong công việc

5. Điều cần lưu ý khi làm test tính cách MBTI

MBTI có đúng không? Mặc dù câu hỏi này chưa có câu trả lời cụ thể nhưng bài test tính cách MBTI cũng được nhiều đối tượng khác nhau sử dụng. Đó là một cá nhân đang tìm việc, nhà tuyển dụng, quản lý, lãnh đạo hay thậm chí là một người có nhu cầu hiểu hơn về những điều ẩn sâu bên trong bản thân mình.

Tùy vào trường hợp, mỗi người sẽ có cách sử dụng MBTI khác nhau. Tuy nhiên, dù là đối tượng nào thì khi tham gia bài trắc nghiệm MBTI cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Trắc nghiệm tính cách MBTI có đúng không? Đây chỉ là một bài trắc nghiệm tính cách đơn thuần, cũng giống như trắc nghiệm DISC, EQ hay IQ. Và tất nhiên, không có kết quả bài test tính cách nào mang lại kết quả chính xác 100%. Vậy nên người tham gia nên sử dụng bài test để tham khảo, không nên đặt niềm tin tuyệt đối và lệ thuộc vào kết quả đó.
  • MBTI có đúng không? Đối với cá nhân, bài trắc nghiệm tính cách MBTI sẽ giúp bạn hiểu hơn về bản thân mình. Tuy nhiên, bạn cũng phải nhớ rằng, đánh giá đó chỉ đúng trong một khoảng thời gian cụ thể. Có thể lúc này bạn cảm thấy đúng, nhưng sau một thời gian sẽ không còn đúng nữa. Vậy nên không nên hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối kết quả đó.
  • Đối với nhà tuyển dụng, test tính cách MBTI chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy không nên dựa hoàn toàn vào kết quả đó và đưa ra lựa chọn ứng viên.
MBTI chỉ là bài test tính cách đơn thuần, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đó 
MBTI chỉ là bài test tính cách đơn thuần, không nên phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả đó

=> Có thể bạn đã biết: MBTI hiếm: Đặc điểm 5 nhóm tính cách hiếm gặp nhất

6. Lời kết

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi MBTI có đúng không? Thực tế, kết quả cuối cùng của bài test tùy thuộc vào mỗi người tham gia. Hy vọng qua đây bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về công cụ hữu ích này. Bạn hãy bấm vào theo dõi chuyên trang tracuuthansohoc.com để học thêm được nhiều kiến thức về MBTI bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Test MBTI ngay