ENFJ còn được biết đến là những người theo chủ nghĩa xây dựng và phát triển xã hội thông qua phát triển nhận thức con người. Khả năng kết nối và thúc đẩy người khác khiến họ có một vai trò quan trọng trong tập thể và ảnh hưởng lớn đến công việc sau này. Đọc thêm về nhóm ENFJ qua bài viết dưới đây.
Nhóm tính cách ENFJ có đặc điểm gì?
Nhóm tính cách ENFJ (Người cho đi) là những người truyền cảm hứng, giữ hòa khí, giỏi thuyết phục, khả năng lãnh đạo tốt, ham học hỏi nhưng đôi khi khó đưa ra những quyết định khó, không chú trọng nhu cầu của bản thân, không thích bị phán xét.
Nhóm MBTI ENFJ là viết tắt của 4 đặc điểm chính gồm Hướng ngoại (Extraverted), Trực giác (iNtuition), Cảm giác (Feeling) và Phán đoán (Judging). Những cá nhân thuộc nhóm tính cách này còn được gọi bằng những thuật ngữ như “Người chỉ dạy”, “Người cho đi” hoặc “Nhân vật chính”,…
Nhóm tính cách ENFJ là một trong những kiểu tính cách MBTI ít phổ biến nhất trong xã hội (khoảng 2,2% dân số nói chung), đặc biệt là nam giới (khoảng 1,4% nam giới), nói chúng ít người sở hữu nhóm tính cách này. Tình bạn, sự giáo dục, học tập sáng tạo và phục vụ cộng đồng là những giá trị cá nhân được nhóm “Người chỉ dạy” quan tâm nhất.
Họ là những người có thể sử dụng năng lượng của mình để lan tỏa tích cực đến mọi người. ENFJ là các cá nhân theo chủ nghĩa lý tưởng. Họ quan tâm đến việc giúp đỡ người khác phát triển và trưởng thành. Họ đóng vai trò như người thúc đẩy sự phát triển thông qua việc nhìn thấy tiềm năng và phát triển tiềm năng con người.
Nhóm tính cách ENFJ là những người có trực giác và khả năng giao tiếp tốt. Họ có thể thay đổi mọi người thay đổi theo hướng tích cực hơn bằng tài hùng biện và sự đồng cảm, gần gũi chạm tới trái tim đối phương.
ENFJ là những người có tinh thần làm việc nhóm trách nhiệm, biết giúp đỡ người khác giải quyết các vấn đề cá nhân và thích chia sẻ những hiểu biết sâu sắc về con người, cảm xúc và động lực. Tuy nhiên, sự nhạy cảm quá mức khiến nhóm tính cách MBTI này đắm chìm vào sự tiêu cực đến mức ám ảnh.
Các cá nhân này có xu hướng tập trung vào ý tưởng và khái niệm hơn là sự thật chi tiết, đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc và giá trị. Những “Nhà chỉ dạy” thích làm việc theo kế hoạch và có xu hướng sống bằng trí tưởng tượng, đồng thời có xu hướng tập trung nhiều hơn tới những sự việc và kế hoạch trong tương lai.
Điểm mạnh nhóm tính cách ENFJ
Khả năng giao tiếp, truyền đạt
Một trong nhiều chìa khóa thành công của những “Người chỉ dạy” là khả năng giao tiếp thành thạo thông qua nhiều phương tiện khác nhau. Họ có tài biến ý tưởng thành lời nói hoặc bằng các sản phẩm mang tính nghệ thuật một cách thuyết phục. Thái độ quyết tâm và khả năng truyền cảm hứng thông qua các câu chuyện khiến mọi người cảm thấy thoải mái và tích cực đón nhận những câu chuyện của nhóm ENFJ một cách nhiệt tình.
Tính thuyết phục
Nhóm tính cách ENFJ được biết đến với khả năng thuyết phục và thúc đẩy mọi người phát triển dựa trên những tố chất của bản thân. Họ làm điều này không để thao túng hay trục lợi cá nhân, đơn giản những “Người chỉ dạy” muốn mọi người làm việc và phấn đấu nhiều hơn để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc giúp người khác nhận ra tiềm năng của mình. Thái độ dễ mến và đáng tin cậy của nhóm tính cách ENFJ khiến người khác có xu hướng lắng nghe và làm theo lời khuyên của họ một cách tự nhiên nhất.
Khả năng lãnh đạo
Nhóm tính cách ENFJ trong MBTI có khả năng lên kế hoạch tổ chức và kết nối mọi người lại với nhau. Họ là những nhà lãnh đạo có lý tưởng nhưng không bảo thủ. Họ biết lắng nghe tâm tư đối phương, đề cao việc phát triển thế mạnh cá nhân và cho phép người khác thể hiện bản thân một cách trọn vẹn. Khả năng đánh giá năng lực tiềm ẩn, kỹ năng giao tiếp và hướng dẫn người khác cho phép họ đào tạo nhân viên cấp dưới phát huy năng lực trên con đường đạt đến thành công.
Duy trì sự ổn định
Nhóm MBTI ENFJ không chỉ làm việc để thúc đẩy sự hài hòa và tinh thần làm việc giữa các thành viên trong nhóm với nhau. Họ có khả năng kiểm soát và gạt bỏ những xung đột tiềm ẩn để thuyết phục và thúc đẩy mọi người tập trung làm việc và chú ý vào mục tiêu chung. Những “Người chỉ dạy” coi các mối quan hệ tích cực là con đường chắc chắn dẫn đến sự hợp tác và cùng cam kết ở mức cao nhất. Điều này không chỉ thúc đẩy sự gắn kết trong công việc mà còn là tiền đề phát triển các mối quan hệ khác ngoài nơi làm việc.
Điểm yếu nhóm tính cách ENFJ
Quá vị tha
Các cá nhân nhóm MBTI ENFJ quan tâm nhất đến sự phát triển và nhu cầu của con người. Lòng trắc ẩn là một trong những điểm mạnh nhất của loại tính cách này. Những “Người chỉ dạy” có xu hướng quan tâm và chìm đắm quá mức vào những vấn đề của người khác muốn xin ý kiến từ họ.
Điều này có thể khiến nhóm tính cách ENFJ dành quá nhiều tâm sức giải quyết vấn đề của người khác mà bỏ quên nhu cầu của chính mình. Dần dần, các “Nhà chỉ dạy” có thể cảm thấy mệt mỏi khi xuất hiện sự đấu tranh để cân bằng giữa việc quan tâm tới cảm xúc của người khác hoặc nhu cầu của chính mình.
Thiếu thực tế
Khả năng trực giác mạnh mẽ đôi khi khiến các “Nhà chỉ dạy” bị phụ thuộc và lạm dụng quá mức thế mạnh đó. Họ có xu hướng đánh giá chắc chắn vấn đề dựa trên những dấu hiệu nắm bắt bằng trực giác thay vì cùng xem xét các yếu tố thực tế khách quan khác. Điều này có thể khiến nhóm MBTI ENFJ bỏ sót những chi tiết cần thiết và quan trọng để đưa ra quyết định cuối cùng.
Cam kết quá mức
Là mẫu người hướng ngoại muốn hành động, nhóm MBTI ENFJ luôn cảm thấy hào hứng với cuộc sống và tất cả những cơ hội mà họ nhìn thấy trước mắt. Những “Người chỉ dạy” muốn nắm bắt và tham gia nhiều nhất có thể để đạt được những điều họ mong muốn.
Kiểu tính cách ENFJ có thể đưa ra các động thái cam kết quá mức, bỏ qua việc xem xét mức độ và khả năng hoàn thành công việc. Điều này khiến họ có xu hướng bắt đầu hoặc dừng lại nhiều việc giữa chừng thay vì hoàn thành theo kế hoạch.
Quá lý tưởng
Các “Nhà chỉ dẫn” gặp nhiều khó khăn với những thông tin logic cứng nhắc, lý luận hoặc các quy tắc mang tính khách quan. Họ có xu hướng làm việc dựa vào các yếu tố liên quan đến con người, đồng thời đề cao các nhu cầu của cá nhân lên trên tập thể và sẵn sàng xem xét các ngoại lệ hơn là các quy tắc. Điều này có thể khiến nhóm MBTI ENFJ thiếu khách quan trong việc đánh giá các tình huống khi làm việc.
Sự nghiệp và môi trường làm việc phù hợp với nhóm tính cách ENFJ
Nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách ENFJ là giáo viên, chuyên gia tư vấn, lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia,…
Xu hướng nghề nghiệp
Những “Nhà chỉ dạy” trong MBTI tìm thấy sự thỏa mãn khi được tham gia vào các công việc xây dựng cộng đồng và phát triển con người. Bằng sự sáng tạo và động lực của mình, họ có thể tìm ra cách thức hỗ trợ và hướng dẫn người khác trong các môi trường làm việc khác nhau.
Dù ở bất cứ vị trí nào, nhóm MBTI ENFJ đều mong muốn thực hiện sứ mệnh cải thiện cuộc sống của mọi người. Họ nắm bắt nhu cầu của khách hàng bằng trực giác, sau đó vận dụng khả năng sáng tạo để đáp ứng theo những cách bất ngờ và thú vị.
Những người thuộc nhóm tính cách ENFJ cảm thấy mãn nguyện và tràn đầy năng lượng bởi công việc cho phép họ lùi lại và suy ngẫm về bức tranh toàn cảnh. Sự sáng tạo chắc chắn sẽ giúp họ tìm ra cách tạo sự khác biệt đóng góp vào việc xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.
Những người thuộc nhóm tính cách ENFJ có xu hướng làm việc trong các lĩnh vực tôn giáo, giảng dạy, nghệ thuật, tổ chức các sự kiện xã hội,… Một số nghề nghiệp phù hợp với những “Người chỉ dạy” có thể kể đến như:
- Cố vấn
- Giáo viên
- Nhà tâm lý học, bác sĩ tâm thần
- Nhân viên xã hội, tình nguyện viên cộng đồng, nhà hỗ trợ,…
- Giám đốc nhân sự, quản lý nguồn nhân lực
- Nhân viên bán hàng
Môi trường làm việc lý tưởng
Tính cách ENFJ có xu hướng tìm kiếm môi trường hợp tác và làm việc hài hòa cho phép họ có thể hỗ trợ người khác và khuyến khích họ phát triển. Các “Nhà chỉ dạy” đảm nhận vai trò cố vấn trong một nhóm hoặc của một cá nhân nhất định. Họ coi việc giúp người khác trở nên vượt trội và phát triển bản thân tốt hơn là mục tiêu quan trọng nhất.
Những người thuộc kiểu MBTI ENFJ có thể làm việc tốt nhất trong các môi trường làm việc với tư duy tiến bộ, lấy con người làm trung tâm để phát triển. Họ hy vọng một môi trường làm việc đề cao tính nhân đạo và xây dựng tích cực. Điều này cho phép họ phát triển và thực hiện những ý tưởng giúp cải thiện cuộc sống và đem lại hạnh phúc cho người khác.
Các “Nhà chỉ dạy” đề cao sự hợp tác bởi vậy họ có xu hướng tránh xa các nhóm xung đột. Bên cạnh đó, nhóm tính cách ENFJ có xu hướng tập trung vào sự phát triển của mọi người trong suốt quá trình hơn các nhiệm vụ cá nhân. Vì vậy, nhưng người này cần dành sự tập trung cao hơn cho những mục tiêu chính của nhóm.
Nhóm tính cách ENFJ trong các mối quan hệ
Quan hệ xã hội
Nhóm MBTI ENFJ là những người ấm áp, giàu lòng trắc ẩn và luôn nhiệt tình với mọi người. Họ muốn biết được người khác cần sự hỗ trợ như thế nào để cải thiện tình hình vào thời điểm đó. Những “Nhà chỉ dạy” sẵn sàng đưa ra lời khuyên và thúc đẩy họ phát triển theo hướng tích cực.
Họ giỏi kết nối với nhiều người và có khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo đáp ứng nhu cầu của người khác. Họ như những người cố vấn chỉ đường cho người khác cải thiện bản thân bằng chính năng lực của mình. Bởi vậy, những người có tư tưởng tìm kiếm “đường tắt” để phát triển rất khó nhận được sự tư vấn từ các “Nhà chỉ dạy”.
Dù thích được giúp đỡ người khác nhưng nhóm tính cách ENFJ không thích hợp tác với những người thiếu động lực và khả năng thực hiện mục tiêu. Nếu kết quả không như ý, các cá nhân thuộc kiểu tính cách này có thể cảm thấy thất vọng hoặc bực bội. Thậm chí, họ có thể phán xét đến nỗ lực thúc đẩy của đối phương.
Quan hệ gia đình
Với tư cách là cha mẹ, nhóm tính cách ENFJ đóng vai trò tích cực và nhiệt tình thúc đẩy, hướng dẫn tốt nhất cho sự phát triển của con cái. Họ thích dạy con cái về những điều xảy ra trong thực tế và xã hội, cách thức vận hành của thế giới,… Nếu con cái cần tham khảo về bất kỳ vấn đề nào, các bậc cha mẹ nhóm MBTI ENFJ sẵn sàng đưa ra những quan điểm phân tích đúng hoặc sai nhìn nhận được trong vấn đề đó.
Các bậc phụ huynh thuộc nhóm “Người chỉ dạy” đặt nhiều kỳ vọng cho con cái của họ thông qua việc vẽ ra một tương lai tươi sáng. Họ quan tâm đến năng lực và muốn truyền cảm hứng cho con để phát triển tốt nhất.
Điều này có thể khiến họ có xu hướng lý tưởng hóa con cái quá mức. Các bậc cha mẹ nhóm ENFJ trong MBTI có thể thất vọng khi bọn trẻ không đáp ứng được kỳ vọng của mình. Họ có thể coi các hành vi lệch chuẩn của con cái là minh chứng cho việc giáo dục thất bại. Bởi vậy, các bậc cha mẹ tính cách ENFJ cần thoải mái và thực tế hơn trong việc nuôi dạy con cái, tạo ra sự thoải mái và môi trường phát triển tích cực cho trẻ.
Các mối quan hệ lãng mạn
Trong các mối quan hệ, nhóm tính cách ENFJ là những đối tác hỗ trợ nhiệt tình cho một nửa của mình. Trực giác mạnh mẽ giúp họ thấu hiểu bạn tình thông qua cảm xúc và phản ứng để thỏa mãn cảm xúc của đối phương. Mặt khác, họ biết cách khuyến khích đối tác khám phá và khai thác hiệu quả tiềm năng cá nhân. Các “Nhà chỉ dẫn” sẵn sàng gắn bó, hỗ trợ đối phương tìm kiếm cơ hội gặt hái được những thành tích đáng kể.
Tương tự, cá nhân nhóm MBTI ENFJ đánh giá cao những đối tác đề cao lòng trắc ẩn, sự hỗ trợ và sự cống hiến của họ với xã hội. Đồng thời, các “Nhà chỉ dạy” hy vọng bạn đời có thể nỗ lực để thấu hiểu mình hơn. Nhóm tính cách ENFJ coi sự hòa hợp giữa hai người là điều kiện tiên quyết trong một mối quan hệ tình cảm.
Họ cảm thấy khó chịu khi xảy ra xung đột với đối tác và có xu hướng trốn tránh nó. Các cá nhân ENFJ rất nhạy cảm và dễ xúc động với những lời chỉ trích, thậm chí tự trừng phạt bản thân khi cảm thấy bị tổn thương. Điều này có thể khiến họ trở nên xa cách hơn với đối tác của mình. Trong trường hợp này, các “Nhà chỉ dạy” nên cố gắng trò chuyện và bày tỏ nhiều hơn để bạn đời có thể thấu hiểu và thỏa mãn cảm xúc của họ.
Lời kết
Dù vậy, nhóm tính cách ENFJ vẫn là những người có cái nhìn sâu sắc về con người, cảm xúc và động lực phát triển. Đây là nhóm tính cách có thể sử dụng tốt khả năng trực giác để hỗ trợ giải quyết tốt các công việc. Ngoài những “Nhà chỉ dạy”, hồ sơ MBTI nào còn sở hữu khả năng đặc biệt này? Khám phá thêm nhiều điều thú vị về các nhóm tính cách khác cùng Tra Cứu Thần Số Học ngay hôm nay!
Bài viết liên quan: