Có mấy nhóm tính cách DISC? Ý nghĩa các nhóm tính cách DISC trong phát triển bản thân

Ứng dụng của trắc nghiệm tính cách DISC

Theo lý thuyết, con người được chia thành mỗi nhóm tính cách DISC khác nhau. Mỗi nhóm tính cách đều có những đặc điểm đại diện cho phẩm chất và khả năng của người sở hữu. Việc xuất hiện thêm các nhóm tính cách kết hợp càng làm đa dạng hóa phong cách giao tiếp giữa các cá nhân trong xã hội.

Tổng quan về các nhóm tính cách DISC

TEST TRẮC NGHIỆM DISC NGAY TẠI Y

Các nhóm tính cách DISC được phân loại dựa trên các hành động và đặc điểm tính cách có thể dự đoán được trong hành vi của con người. Tiến sĩ William Moulton Marston – người sáng lập ra lý thuyết DISC đã nghiên cứu và phân chia những đặc điểm tính cách có thể dự đoán này thành 4 nhóm tính cách khác nhau. Cụ thể bao gồm:

  • Nhóm tính cách Thống trị (Dominance)
  • Nhóm tính cách Ảnh hưởng (Influence)
  • Nhóm tính cách Kiên định (Steadiness)
  • Nhóm tính cách Tận tâm (Conscientiousness)

Dựa trên phân loại các nhóm tính cách sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những điểm mạnh, hạn chế và sở thích giao tiếp trong phong cách cá nhân của người làm kiểm tra cũng như những góc nhìn khách quan khác về cách giao tiếp với các loại tính cách DISC khác.

Tổng quan về các nhóm tính cách DISC
Tổng quan về các nhóm tính cách DISC

Phân loại 12 nhóm tính cách DISC

Vào những năm 1940, nhà tâm lý học Walter Clarke đã phát triển bản đánh giá đầu tiên dựa trên mô hình hành vi DISC của William Moulton Marston – người sáng lập lý thuyết DISC. Hành vi của con người có thể thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh, vì vậy mô hình nhóm tính cách DISC là sự kết hợp của bốn kiểu tính cách khác nhau.

Tuy nhiên trên thực tế khi test DISC, có rất ít trường hợp sở hữu một nhóm đặc điểm tính cách thuần túy. Hầu hết mọi người đều sở hữu đặc điểm của cả 4 nhóm tính cách DISC.

Ví dụ một người có thể sở hữu nhiều đặc điểm tính cách của nhóm Thống trị (D) nhất, tiếp sau đó là các đặc điểm của nhóm Ảnh hưởng (I) và có thể xuất hiện vài đặc điểm từ nhóm cách S hoặc C.

Việc xuất hiện các đặc điểm tính cách chính, phụ cho chúng ta thấy sự pha trộn độc đáo giữa các loại tính cách DISC của họ, điều đó ảnh hưởng đến hành động hàng ngày, sở thích cá nhân trong các môi trường khác nhau, đặc biệt là khả năng giao tiếp, tổ chức và phản ứng hoặc xử lý xung đột trong đời sống. Theo phân loại hiện nay, DISC phân loại con người thành 12 nhóm tính cách DISC, trong đó bao gồm 4 nhóm cơ bản và 8 nhóm tính cách kết hợp:

4 nhóm tính cách DISC cơ bản

Như chuyên trang đã đề cập ở nội dung trên, có 4 nhóm tính cách DISC chính là Domination (Sự thống trị), Influence (Sự ảnh hưởng), Steadiness (Sự kiên nhẫn) và Compliance (Sự tuân thủ). Mỗi nhóm tính cách DISC có đóng góp đặc biệt vào sự đa dạng và sự hoàn thiện của một nhóm làm việc. Việc hiểu và sử dụng hiệu quả các nhóm này có thể giúp tạo ra một môi trường làm việc cân bằng, thúc đẩy sự hợp tác và đạt được kết quả tốt hơn.

Nhóm Thống trị (Dominance)

Nhóm tính cách D có xu hướng trực tiếp và quyết đoán. Họ có khả năng lãnh đạo và có xu hướng hướng tới các vị trí lãnh đạo và quản lý. Họ là những người có sự tự tin cao, chấp nhận rủi ro và có khả năng giải quyết vấn đề. Họ cũng có thể là những người đưa ra quyết định và định hướng cho người khác.

Nhóm tính cách D có xu hướng nghĩ về các mục tiêu hình ảnh lớn và kết quả hữu hình. Trong một số trường hợp họ có thể bỏ qua các chi tiết quan trọng khi quá tập trung vào đích đến. Bên cạnh đó, họ có khả năng giải quyết vấn đề bằng những giải pháp mới. Tuy nhiên, họ có xu hướng vượt quá quyền hạn, tranh luận và không lắng nghe lý lẽ của người khác.

Nhóm D (Dominance) - nhóm Thống trị
Nhóm D (Dominance) – nhóm Thống trị

Nhóm Ảnh hưởng (Influence)

Nhóm tính cách Ảnh hưởng (nhóm I) là những người có khả năng kết nối với người khác dựa trên tài giao tiếp của mình. Họ rất giỏi trong việc khuyến khích và thúc đẩy người khác hành động. Nhóm Ảnh hưởng có xu hướng làm việc trong môi trường sáng tạo, luôn thay đổi và ít có sự ràng buộc về quy định. Họ có khả năng duy trì môi trường tích cực với sự nhiệt tình, lạc quan và khiếu hài hước vui vẻ.

Những người thuộc nhóm tính cách I có xu hướng quan tâm hơn đến con người và ảnh hưởng cá nhân hơn là các kế hoạch hay kết quả. Nhóm I cũng khá nhạy cảm và dễ xúc động, họ có thể không lắng nghe hoặc sinh ra phản ứng chống đối khi không nhận được sự chấp thuận từ người khác cho những ý kiến của mình.

Nhóm i (Influence) - nhóm Ảnh hưởng
Nhóm i (Influence) – nhóm Ảnh hưởng

Nhóm Ổn định (Steadiness)

Nhóm tính cách Ổn định (nhóm S) có xu hướng bình tĩnh, kiên nhẫn và tôn trọng khi tương tác với người khác. Họ có khả năng làm việc để duy trì một môi trường ổn định và hài hòa thông qua việc kiên nhẫn lắng nghe và đáp ứng nhu cầu hỗ trợ từ người khác. Nhóm Ổn định là những người tuân thủ nguyên tắc và trung thành với mục tiêu đã được vạch sẵn. Nhóm tính cách S cũng rất giỏi trong thực hiện và xem xét các nhiệm vụ cho đến khi hoàn thành.

Nhóm S luôn cố gắng tạo dựng môi trường và các mối quan hệ hòa bình, vì vậy họ khá nhạy cảm khi xuất hiện các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự ổn định đó. Đồng thời, họ cũng là những người sợ bị chỉ trích khi không thể thỏa mãn người khác. Trong một vài tình huống, nhóm Ổn định có thể đặt quyền lợi của người khác lên trên những ưu tiên của mình.

Nhóm S (Steadiness) - nhóm ổn định
Nhóm S (Steadiness) – nhóm ổn định

Nhóm tuân thủ (Conscientiousness)

Nhóm tính cách Tuân thủ (nhóm C) là những người nổi bật với sự tỉ mỉ, chính xác, chi tiết và tận tâm. Họ là những người cầu toàn và có tiêu chuẩn rất cao cho cả bản thân và những người khác. Nhóm tính cách C tập trung vào các chi tiết và xem xét kỹ lưỡng các góc cạnh để giải quyết vấn đề bằng những sáng kiến đổi mới.

Nhóm tính cách C luôn khao khát đạt đến những tiêu chuẩn hoàn hảo cho bản thân và những người khác, vì vậy có thời điểm họ cảm thấy sợ hãi khi không hoàn thành được mục đích cao cả đó. Đồng thời, việc quá chú tâm vào các chi tiết nhỏ khiến họ gặp khó trong việc thiết kế các bước đi tiếp theo cũng như bao quát được bức tranh tổng thể của vấn đề.

Nhóm C (Conscientiousness) - nhóm tuân thủ
Nhóm C (Conscientiousness) – nhóm tuân thủ

8 nhóm tính cách kết hợp

Nhóm Thách thức (DC)

Nhóm Thách thức là sự kết hợp giữa hai nhóm tính cách cơ bản D và C. Những người thuộc nhóm tính cách này nổi bật với sự kỷ luật, quyết đoán và phong cách giao tiếp thẳng thắn. Họ tập trung vào thành tích cá nhân và kết quả làm động lực thúc đẩy bản thân đến thành công.

Sự tự tin cùng tiềm năng sáng tạo khiến họ trở thành những cá nhân xuất sắc trong nhóm của mình. Trong số các kiểu tính cách của DISC, kiểu DC có tiêu chuẩn cao đối với bản thân và những người khác. Vì vậy, họ có thể trở nên kiểm soát, thậm chí áp đặt lên môi trường và con người xung quanh để tuân thủ theo sự sắp xếp của mình.

Nhóm Thách thức (DC)
Nhóm Thách thức (DC)

Nhóm tìm kiếm (DI)

Nhóm tính cách DI hay còn được gọi là nhóm Tìm kiếm là những người có định hướng hành động, hòa đồng, sáng tạo, ham học hỏi và sở hữu những phẩm chất lãnh đạo phù hợp. Nhóm DI được thúc đẩy bởi sự nhiệt tình và chủ động cũng như tập trung vào phát triển sự nghiệp và nhân cách.

Đôi khi, tính cách nổi trội của nhóm DI có thể khiến họ bị coi là chỉ quan tâm đến bản thân và chỉ tập trung vào sự phát triển cá nhân. Bên cạnh đó họ có xu hướng kiểm soát và ám ảnh bởi quyền lực, vì vậy họ có khả năng gây ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí là thách thức người khác để củng cố sức mạnh cá nhân.

Nhóm tìm kiếm (DI)
Nhóm tìm kiếm (DI)

Nhóm chấp nhận rủi ro (ID)

Nhóm tính cách Chấp nhận rủi ro (nhóm ID) nổi bật với khả năng hòa đồng, sáng tạo, tự tin và sức thuyết phục. Họ có sự thẳng thắn về mặt cảm xúc và có khả năng truyền cảm hứng cho người khác.

Những đặc điểm này có thể khiến họ nhận được sự chú ý từ phía mọi người. Họ cũng có khuynh hướng phiêu lưu mạnh mẽ và có khả năng tham gia vào các hành vi chấp nhận rủi ro để đi đến thành công.

Tuy nhiên, nhóm ID có xu hướng bị cuốn theo các mục tiêu có sự mới lạ, điều này có thể khiến đồng nghiệp của họ cảm thấy mệt mỏi khi làm việc. Hơn nữa trong một vài trường hợp, nhóm ID có thể đẩy ranh giới của sự lạc quan đến mức trở nên phi thực tế.

Nhóm chấp nhận rủi ro (ID)
Nhóm chấp nhận rủi ro (ID)

Nhóm thân thiết (IS)

Nhóm Thân thiết (nhóm IS) là những người ấm áp, hòa đồng, tự tin, thân thiện và đồng cảm. Họ có xu hướng nghiêng về các vấn đề liên quan đến quan đến con người, biết đồng cảm và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác. Tính ổn định cho phép nhóm Thân thiết thích nghi nhanh chóng với các tình huống khác nhau. Đồng thời, họ có thể nhanh chóng đảm nhận vai trò mới và tiếp thu công việc nhiều hơn bất cứ khi nào cần thiết.

Với bản chất hướng đến giá trị con người, đôi khi nhóm IS cố gắng hết sức để làm hài lòng người khác. Vì vậy, họ có xu hướng ưu tiên lợi ích của người khác lên trên bản thân. Điều này có thể đánh lừa cảm quan thực tế dẫn tới trường hợp họ cảm thấy bản thân đang bị lợi dụng.

Nhóm cộng tác (SI)

Nhóm tính cách Cộng tác (nhóm SI) là những người hào phóng, giàu lòng trắc ẩn và luôn hướng đến mọi người. Họ thể hiện sự đồng cảm, tích cực lắng nghe mọi người và đảm bảo những người xung quanh họ cảm thấy được lắng nghe, điều này khiến họ được mọi người rất yêu quý.

Những người thuộc nhóm SI không thích sự xung đột, thậm chí trở nên khó chịu khi đối mặt với những yếu tố gây hấn. Thay vì việc đấu tranh phê bình một cách thẳng thắn, họ có xu hướng phản ứng theo cảm tính hoặc lảng tránh những vấn đề gây ảnh hưởng đến tinh thần.

Nhóm tận tâm (SC)

Nhóm tính cách Tận tâm (nhóm SC) có sự ổn định, nhất quán, cẩn trọng và có hệ thống. Ngoài ra, họ cũng là người khiêm tốn, dễ tính và kiên nhẫn khiến người người khác cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với mình.

Trong các nhóm, SC duy trì sự hài hòa bằng cách cộng tác một cách hòa bình. Họ không thích xung đột, điều này khiến nhóm tính cách này thích nghi với mọi người trong hầu hết các tình huống.

Là những người đề cao sự ổn định, những người thuộc nhóm SC thường có xu hướng trì hoãn quyết định quan trọng để giải quyết tình hình cấp bách hoặc khi được đề xuất các giải pháp mới. Mặt khác, trong một số trường hợp xung đột cần giải quyết, nhóm SC có xu hướng lảng tránh xung đột, điều này khiến họ dần trở nên khiêm tốn và dè dặt hơn.

Nhóm Cầu toàn (CD)

Nhóm tính cách Cầu toàn (nhóm CD) là những người có sự tỉ mỉ, chi tiết và có quy tắc. Họ có sự quyết đoán và thực tế khi tiếp cận các vấn đề, ngay cả khi xung đột xảy ra, họ vẫn duy trì thái độ hợp lý trước khi đưa ra lập trường về bất kỳ vấn đề nào. Hơn nữa, họ có tiêu chuẩn và kỳ vọng cao với cá nhân cũng như với mọi người xung quanh.

Trong một số trường hợp nếu không được đáp ứng các tiêu chuẩn đưa ra, nhóm CD có xu hướng chỉ trích hoặc phán xét đồng nghiệp. Mặt khác, việc quá thẳng thắn trong giao tiếp có thể khiến họ vô tình làm tổn thương đối phương cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội khác.

Nhóm Hiền lành (CS)

Nhóm tính cách Hiền lành (nhóm CS) là sự kết hợp của các đặc điểm giữa nhóm tính cách Ổn định và Tuân thủ. Họ đáng tin cậy, tỉ mỉ và coi trọng công việc của mình. Nhóm tính cách Hiền lành có xu hướng tìm kiếm sự yên tĩnh, độc lập và riêng tư để phát triển bản thân. Họ có xu hướng tiếp cận các tình huống một cách logic. Tư duy phân tích cho phép nhóm CS xem xét các yếu tố khác nhau trước khi đưa ra quyết định quan trọng.

Khả năng phân tích quá mức đôi khi họ làm phức tạp hóa tình huống một cách thái quá. Họ có thể mất quá nhiều thời gian để giải quyết các vấn đề đơn giản. Hơn nữa, việc dành quá nhiều thời gian để làm việc độc lập có thể cản trở nhóm CS hình thành các mối quan hệ với người khác.

Ý nghĩa phân loại nhóm tính cách DISC

DISC đơn giản được hiểu là một phương pháp giúp người làm kiểm tra tìm ra phong cách nào mà họ có xu hướng sở hữu nhiều nhất. Việc phân loại nhóm tính cách DISC giúp mỗi người có thể hiểu các xu hướng và sở thích tiềm ẩn của mình và điều chỉnh hành vi để tương tác với người khác hiệu quả hơn.

Mỗi người đều có những giá trị, niềm tin và quan điểm riêng, điều quan trọng mỗi người cần thấu hiểu và đồng cảm trong hành vi hàng ngày với đối phương. Đánh giá DISC có ý nghĩa như một nguồn tài nguyên không chỉ giúp mọi người hiểu rõ bản thân mà còn thấu hiểu được người khác.

Khi càng hiểu biết về các nhóm tính cách DISC khác, mỗi người càng hiểu rõ về cách duy trì và khả năng tiếp cận quyết đoán hơn, đồng thời gỡ bỏ rào cản giao tiếp và thu hút người khác lắng nghe ý kiến ​​của mình. Thông qua đó, mỗi người sẽ có một phương pháp ứng xử và giao tiếp phù hợp trong từng tình huống để đạt được sự cân bằng cũng như tạo ra những cơ hội mới cho bản thân.

Trên đây là những thông tin thú vị về phân loại các nhóm tính cách DISC. Tracuuthansohoc hy vọng quý vị đã có thêm những hiểu biết cần thiết về 12 nhóm tính cách trong DISC. Để tìm hiểu chi tiết hơn về các nhóm tính cách cũng như các thông tin thú vị khác về lý thuyết DISC, xin mời quý vị truy cập và trang chủ https://tracuuthansohoc.com/ để đón đọc những bài viết mới nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Test DISC của bạn