Trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI: Khám phá nghề nghiệp của bản thân

Trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI: Những nghề nghiệp phù hợp

Trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI giúp người tham gia biết được bản thân phù hợp với nghề nghiệp nào. Hiện nay, trên thế giới có hàng nghìn doanh nghiệp sử dụng bài test MBTI để đánh giá nhân viên và và các ứng viên xin việc. Thông qua bài test, mỗi cá nhân sẽ biết được bản thân có cơ hội phát triển ở môi trường nào. Đồng thời, các công ty cũng sẽ lựa chọn được ứng viên phù hợp với vị trí đang cần. Bạn hãy cùng chuyên trang khám phá ngành nghề phù hợp với các nhóm tính cách MBTI trong bài viết sau nhé!

1. Tổng quan trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI

Trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI dựa trên các câu hỏi kiểm tra tính cách từ đó khám phá ra đặc điểm tính cách điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để dễ dàng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

LÀM BÀI TEST NGAY TẠI Đ Y

Trắc nghiệm tính cách MBTI được hiểu như thế nào?
Trắc nghiệm tính cách MBTI được hiểu như thế nào?

2. Các nhóm tính cách hợp làm nghề gì trong trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI?

Trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI được phát triển dựa trên nền tảng của tâm lý học. Dưới đây là những gợi ý nghề nghiệp cho 16 nhóm tính cách MBTI:

2.1. Người trách nhiệm (ISTJ)

Đa số những người thuộc nhóm tính cách ISTJ đều là những người trung thành, cẩn thận và tỉ mỉ trong mọi công việc mình làm. Tuy nhiên, những người này trầm lặng, và đôi khi chính điều này khiến họ bị thiệt thòi.

Điều chúng ta dễ nhận thấy ở những cá nhân nhóm ISTJ là chăm chỉ và tận tâm với công việc. Mặc dù những người này thích sự ổn định nhưng cũng có khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi, những tình huống xảy ra bất ngờ.

“Người trách nhiệm” (ISTJ) phù hợp với các công việc như: Kế toán, kiểm toán, quản lý văn phòng, quản lý dữ liệu,…

2.2. Người bảo vệ (ISFJ)

Trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI cho thấy nhóm “Người bảo vệ” (ISFJ) là những người hiền lành, cẩn thận và sâu sắc. Những người này làm việc chăm chỉ, biết tổ chức và kiên quyết khi đưa ra vấn đề hay giải quyết mọi việc.

Điều khiến mọi người xung quanh luôn quý mến ISFJ là sự chân thành, biết quan tâm và hay giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh cuộc sống. Phần lớn người thuộc nhóm bảo vệ thích một cuộc sống ổn định.

Nhóm “Người bảo vệ” phù hợp với các vị trí như nhân viên chăm sóc khách hàng, kế toán, kiểm toán, nhân viên trang trí nội thất, nhà cửa, giáo viên, giảng viên,…

2.3. Người cho đi (ENFJ)

Nhóm “Người cho đi” (ENFJ) là người thú vị, độc đáo, dễ cảm thông và tạo hứng thú cho mọi người xung quanh mình. Những người này luôn có trách nhiệm và muốn gắn bó với môi trường làm việc ngăn nắp. Khi làm một việc nào đó, họ tâm huyết và dồn tất cả sự tập trung của mình vào việc đó.

Người cho đi phù hợp với các công việc như: Nhân viên Marketing, nhân viên quảng cáo, nhân viên PR, quan hệ công chúng, biên tập tạp chí, nhà báo, nhà văn, nhà sản xuất chương trình truyền hình,…

2.4. Người truyền cảm hứng (ENFP)

Nếu kết quả trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI xếp bạn vào nhóm “Người truyền cảm hứng” (ENFP) chứng tỏ bạn là người thông minh, ham học hỏi. Những người này hoạt ngôn, lối ăn nói có duyên nên luôn khiến mọi người cảm thấy thoải mái với những câu chuyện hài hước, dí dỏm.

Trong công việc, nhóm tính cách ENFP nhiệt tình, đầu óc luôn sáng tạo không ngừng và không bao giờ chấp nhận sự trì trệ. Vậy nên khi gặp khó khăn, thử thách, những người này cũng vượt qua một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Người nhóm ENFP quả thực là con người của công việc và luôn được mọi người xung quanh yêu mến. Nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách này là phóng viên, nhà báo, nhà sáng tạo nội dung, nhân viên quảng cáo, nhà thiết kế,…

2.5. Người lý tưởng hóa (INFP)

Người thuộc nhóm lý tưởng hóa (INFP) tốt bụng nhưng trầm lặng và kín đáo. Thỉnh thoảng, những người này cũng nhạy cảm và dễ tổn thương. Đây là típ người sáng tạo, giàu trí tưởng tượng độc đáo.

Ngành nghề phù hợp với nhóm INFP có thể là nhà nghiên cứu, nhà tâm lý học, thông dịch viên, thiết kế thời trang, nhân sự, biên tập viên.

2.6. Người có tầm nhìn (ENTP)

“Người có tầm nhìn” (ENTP) là người có duyên, được mọi người yêu mến nhờ sự cởi mở, thân thiện, hòa đồng và thoải mái. Những người này có khả năng sáng tạo và tưởng tượng tốt nhưng cũng dễ thay đổi. Bên cạnh đó, người thuộc nhóm ENTP còn có khả năng lập luận và phân tích tốt.

Nhóm tính cách ENTP phù hợp với các công việc như: Hoạch định chiến lược, nghiên cứu chiến dịch quảng cáo, đầu tư ngân hàng, phát thanh viên,…

2.7. Người nghệ sĩ (ISFP)

Người thuộc nhóm ISFP trung thực, chu đáo, tốt bụng, bao dụng và dễ cảm thông cho người khác. Thế nhưng, những người này cũng nhạy cảm và dễ tổn thương. Bên cạnh đó, những người thuộc nhóm ISFJ cũng dễ thích ứng với sự thay đổi.

Nhóm ISFJ hợp làm những công việc chăm sóc khách hàng, nhân viên thiết kế, nha sĩ, đầu bếp,…

2.8. Người quan tâm (ESFJ)

Trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI cho thấy nhóm “Người quan tâm” (ESFJ) là người năng động và tràn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Tuy nhiên, đây cũng là nhóm người nhạy cảm và dễ tổn thương.

Trong mọi công việc, những người nhóm ESFJ là người ngăn nắp, có kế hoạch, luôn đề cao trách nhiệm. Hơn nữa, nhóm người này cũng thích sự ổn định, không muốn có sự thay đổi nhiều trong công việc.

Nghề nghiệp phù hợp với “Người quan tâm” là bác sĩ, y tá, giáo viên, giảng viên hoặc nhân viên kinh doanh, chuyên gia bất động sản,…

2.9. Người bảo hộ (ESTJ)

Nhóm “Người bảo hộ” (ESTJ) có khuynh hướng bày tỏ những gì mình nghĩ một cách thẳng thắn, rõ ràng, đúng trọng tâm chứ không thích vòng vo dài dòng. Hơn nữa, đây là típ người thực tế, cực kỳ quyết đoán trong mọi việc và khó thay đổi quan điểm, ý kiến của mình. Bên cạnh đó, trong công việc, nhóm ESTJ còn nghiêm túc và thích cách giá trị truyền thống.

Nhóm tính cách ESTJ hợp làm công việc như: Bác sĩ, dược sĩ, công an, quân đội, chuyên gia tài chính – kế toán, trợ lý pháp lý,…

2.10. Người thực thi (ESTP)

Nhóm “Người thực thi” (ESTP) năng động, vui vẻ và nhiệt huyết. Nhưng đôi khi những người này hơi bốc đồng và muốn thử thách để khẳng định bản thân. Đồng thời, đây cũng là nhóm người có ý chí, luôn muốn khám phá và học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ. Tuy là người có tính hiếu kỳ nhưng những người này cũng điềm đạm và có suy nghĩ logic.

Nhóm người thực thi luôn đưa ra quyết định một cách nhanh chóng nên có khả năng trở thành ứng viên xuất sắc ở các vị trí đòi hỏi tư duy nhanh nhạy. Hơn nữa, khả năng giao tiếp xuất sắc còn giúp họ thuận lợi hơn trong việc tạo dựng các mối quan hệ. Bên cạnh đó, tính cách của ESTP còn phù hợp với các công việc yêu cầu phải đối phó với những thử thách, có sự giao tiếp xã hội và khả năng thực hành.

Một số nhóm nghề phù hợp với nhóm ESTP có thể kể đến như: Kinh doanh, tiếp thị, kỹ thuật – công nghệ, an ninh – quân đội, bác sĩ, y tác, huấn luyện viên thể thao, thợ làm bánh, làm thủ công,…

2.11. Người che chở (INFJ)

Trong công việc, ưu tiên hàng đầu của nhóm “Người che chở” (INFJ) là tìm kiếm công việc giúp cho những người trong cộng đồng, thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Đây được xem là nhóm người ấm áp, nhân ái, bao dung, có khả năng đồng cảm với người khác và luôn vận dụng các chiến lược để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

Mặc dù người INFJ thành công ở bất cứ lĩnh vực nào. Tuy nhiên, khi làm các công việc sau thì những người này sẽ có cơ hội thành công nhanh hơn. Một số ngành nghề có thể kể đến như: Nhà tư vấn tâm lý, trị liệu, chuyên viên massage, chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ, giáo viên mầm non, giáo viên giáo dục đặc biệt,…

Bên cạnh đó, “Người che chở” còn có cơ hội thành công trong lĩnh vực kinh doanh như quản lý văn phòng, quản lý dự án, chuyên gia đào tạo, cộng tác viên nghiên cứu, điều phối viên,… hoặc khoa học – nghệ thuật như: Nhà khoa học, nhà di truyền học, nhà khoa học môi trường, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, nhà văn, nhà thơ, nhiếp ảnh, diễn viên,…

2.12. Nhà khoa học (INTJ)

Nhóm tính cách “Nhà khoa học” (INTJ) trong bài trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI là những người có xu hướng theo đuổi những mục tiêu mà bản thân đã đặt ra. Hơn nữa, kiên nhẫn trong quá trình thực hiện và khả năng lập kế hoạch chi tiết giúp những người này đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp. Đa số người INTJ sẽ phát triển mạnh mẽ nhất khi có mục tiêu quan trọng để hướng đến. Đa số những người mang nhóm tính cách “Nhà khoa học” (INTJ) phù hợp với các vị trí có yêu cầu về sự logic, tư duy chiến lược và sự đồng thuận.

Sau đây là một số ngành nghề phổ biến phù hợp nhóm tính cách INTJ là: Kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, luật sư, quản lý dự án,…

2.13. Nhà điều hành (ENTJ)

Nghề nghiệp của nhóm tính cách “Nhà điều hành” (ESTJ) được xác định bởi một vài đặc điểm như sự quyết tâm, nghị lực và khả năng lãnh đạo.

Nhóm tính cách ENTJ phù hợp với các công việc cụ thể như: Doanh nhân, quản lý, lãnh đạo, nhà chính trị gia, luật sư, nhà tư vấn chiến lược, quản lý dự án, công nghệ thông tin, quản trị mạng, nhân viên quảng cáo, tư vấn tài chính,…

2.14. Nhà tư duy (INTP)

Phần lớn người thuộc nhóm “Nhà tư duy” (INTP) đều trầm lặng. Những người này có khả năng làm việc độc lập. Hơn nữa, đây còn là những người kín đáo, sáng tạo, khéo léo và có sự thay đổi.

“Nhà tư duy” (INTP) phát triển sự nghiệp của mình từ các công việc: Kiến trúc sư, kỹ sư công nghệ thông tin, nhân viên quảng cáo, nhân viên truyền thông, thiết kế web, nhà nghiên cứu, nhà kinh tế học hoặc nghệ sĩ.

2.15. Nhà cơ học (ISTP)

“Nhà cơ học” (ISTP) là người thực tế, độc lập, cứng rắn, mạnh mẽ và lý trí. Thông thường, những người này chỉ thích sự yên tĩnh, nhưng đôi lúc bốc đồng. Đây là típ người theo chủ nghĩa khách quan và không dễ xúc động.

Người thuộc nhóm ISTP là người mạnh mẽ khi hoạt động trong môi trường kỹ thuật. Bên cạnh đó, những người này cũng mê làm chủ, điều khiển các công cụ và những thiết bị cơ khí. ISTP đặc biệt quan tâm đến tư duy logic và tính hiệu quả trong công việc.

Một số lĩnh vực có thể giúp “Nhà cơ học” thành công như: Kỹ sư, kỹ thuật, tư vấn dịch vụ kỹ thuật, công nghệ thông tin, thợ điêu khắc hay lính cứu hỏa.

2.16. Người trình diễn (ESFP)

Típ “Người trình diễn” (ESTP) thoải mái, hài hước và luôn tạo cho mọi người xung quanh cảm giác thoải mái. Hơn nữa, đây còn là nhóm người năng động, ham học hỏi, thích tham gia các hoạt động xã hội. Ngoài ra, ESFP còn là những người hướng ngoại, sống tình cảm, cởi mở và linh hoạt trước mọi vấn đề.

Vậy nên, nhóm “Người trình diễn” có cơ hội thành công khi làm hướng dẫn viên du lịch, nhân viên bán hàng, người tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng, nhân viên xã hội, giáo viên, giảng viên hoặc những công việc trong lĩnh vực nghệ thuật.

Nghề nghiệp phù hợp với các nhóm tính cách
Nghề nghiệp phù hợp với các nhóm tính cách

3. Lưu ý khi làm trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI

Làm trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI miễn phí như thế nào để chính xác? Khi làm trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI, nếu muốn kết quả chính xác thì người tham gia cần lưu ý một số điều sau:

  • Trung thực khi đưa ra sự lựa chọn của mình, biết phân biệt giữa lý tưởng và thực tế. Kết quả của bài trắc nghiệm là câu chuyện cá nhân của bạn, nó sẽ cho bạn biết được bản thân nên làm nghề gì nên đừng để các yếu tố xung quanh tác động đến câu trả lời.
  • Bên cạnh đó, kết quả của bài trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI miễn phí phụ thuộc khá nhiều vào tâm trạng của người tham gia. Vậy nên tốt nhất cá nhân tham gia nên thực hiện bài test trong một trạng thái tâm lý ổn định. Nếu đang buồn, bực bội hoặc quá phấn khích mà bạn làm trắc nghiệm thì mức độ chính xác không được đảm bảo.
  • Bất cứ ai cũng đều thay đổi qua từng ngày, vậy nên kết quả trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI từ đó mà thay đổi tùy theo nhận thức và thế giới quan của mỗi người. Tốt nhất các cá nhân hãy làm bài test điều độ để có cái nhìn tổng quát và chính xác nhất về bản thân mình. Từ đó có sự lựa chọn ngành nghề hợp lý.
  • Ngoài ra, điều quan trọng mà người tham gia test MBTI nghề nghiệp nên nhớ nữa đó là kết quả của bài test chỉ cung cấp thông tin tổng quan để mỗi người lựa chọn nghề nghiệp thích hợp với mình dựa trên lý thuyết MBTI. Mọi dữ liệu chuyên trang cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, và quyết định cuối cùng vẫn là do mỗi người.
Khi làm trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI phải thật thoải mái và trung thực
Khi làm trắc nghiệm nghề nghiệp MBTI phải thật thoải mái và trung thực

=> Có thể bạn chưa biết: Test hướng nội hướng ngoại MBTI: Tổng quan và đặc điểm

4. Lời kết

Trong bài viết trên, chuyên trang đã chia sẻ cho bạn những thông tin về bài trắc nghiệm hướng nghiệp MBTI. Bên cạnh đó, chuyên trang cũng đã đưa ra một số gợi ý ngành nghề phù hợp cho 16 nhóm tính cách. Hy vọng qua bài viết mỗi người sẽ biết được điểm mạnh, hạn chế của mình và bản thân mình có cơ hội phát triển mạnh ở lĩnh vực nào. Bạn hãy bấm vào theo dõi chuyên trang tracuuthansohoc.com để biết thêm nhiều kiến thức về MBTI bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Test MBTI ngay